Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Uống nước theo phong cách Nhật Bản

Liệu pháp uống nước từ thời cổ đại duy trì đến nay của người Nhật giúp phòng chống các bệnh đau đầu, hen suyễn, tiểu đường, dạ dày, huyết áp...

10 lợi ích carot


Theo Boldsky, mục tiêu của liệu pháp này là để cân bằng và điều chỉnh sức khỏe. Đặc biệt, nó giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh như nhức đầu, hen suyễn, viêm phế quản, loạn nhịp tim, lao, thận, đường tiết niệu, viêm dạ dày, nôn mửa, tiểu đường, táo bón, rối loạn tử cung, các bệnh về tai mũi họng, thậm chí cả rối loạn mắt.

Theo người Nhật, để thực hiện phương pháp này cần uống một lượng nước khi dạ dày trống rỗng và thực hiện đúng quy tắc ăn uống như sau: 

- Ngay sau khi thức dậy, uống 640 ml nước.

- Tiếp theo, không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 45 phút.

- Sau đó, ăn sáng như bình thường.

- Ăn sáng xong, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.

- Tiếp đến là ăn trưa và không ăn gì trong 2 giờ sau bữa trưa.

- Quy tắc tương tự cũng áp dụng cho bữa tối.

Phương pháp uống nước chữa bệnh này phải được thực hiện đều đặn và tuân thủ nghiêm các quy tắc ăn uống mới mang lại hiệu quả. Cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ tương đương với thời gian áp dụng như sau: Người mắc bệnh viêm dạ dày, táo bón nên áp dụng trong 10 ngày liên tục. Để kiểm soát bệnh tiểu đường cần thực hiện trong 30 ngày, giảm huyết áp trong 40 ngày và bệnh lao trong 3 tháng.

Phương pháp chữa bệnh cổ đại của Nhật Bản đã tồn tại từ lâu đời. Người Nhật giải thích rằng uống nước khi bụng đói, ruột kết của bạn sẽ được làm sạch và nhờ đó giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Một lợi ích khác, uống nước vào buổi sáng cũng làm hài hòa hệ bạch huyết và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, nước giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giữ ẩm màng nhầy, duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng, loại bỏ chất thải và thậm chí là chất bôi trơn cho xương khớp. Ngay cả bộ não cũng cần nước để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone. Cơ thể cần nước để cung cấp oxy cho tất cả các vùng trên cơ thể. Mỗi tế bào của cơ thể cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Trên thực tế, ngay cả hệ thống tiêu hóa cũng cần nước để biến thức ăn thành chất hữu ích để nuôi sống cơ thể.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được liệu pháp này. Những người có tình trạng sức khỏe không tốt hoặc gặp vấn đề về thận, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử. Ngoài ra, những người đang dùng thuốc chữa bệnh hằng ngày, người có thói quen thường xuyên đi tiểu cũng nên tránh phương pháp này.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

6 bệnh tự miễn khiến bạn tăng hoặc giảm cân đột ngột

Tăng cân hay giảm cân đột ngột có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc bệnh tự miễn. Dưới đây là 6 bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.


Mắc bệnh tự miễn có thể khiến cân nặng của bạn bị thay đổi


Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng và mất khả năng phân biệt lạ - quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch hay còn gọi là bệnh lý tự miễn.

Một số triệu chứng có thể gặp trong hầu hết các bệnh tự miễn là sốt nhẹ và kéo dài, gầy sút cân, mệt mỏi, đau mình, chán ăn... Tuy nhiên, các biểu hiện khác của mỗi bệnh tự miễn tùy thuộc chủ yếu vào vị trí cơ quan bị tổn thương. Do bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, và các triệu chứng có thể đến và đi, nên đôi khi gây khó khăn cho các chuyên gia y tế nhận biết và điều trị.

Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể


Bệnh đái tháo đường type 1


Trong 29 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường chỉ có khoảng 1,25 triệu người bị đái tháo đường type 1. Đái tháo đường type1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nếu bạn gặp các triệu chứng như khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, giảm cân đột ngột thì hãy đến gặp bác sỹ vì có thể bạn có nguy cơ mắc bệnh.


Viêm khớp dạng thấp


Đây là một trong những bệnh tự miễn phổ biến nhất. Trong bệnh này hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các khớp ở chân và tay. Tăng cân không phải là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng những người bị viêm khớp dạng thấp khi sử dụng thuốc kháng viêm steroid thường bị tăng cân và giữ nước khiến cơ thể mệt mỏi.


Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tăng cân khi sử dụng thuốc kháng viêm steroid


Bệnh Celiac


Bệnh Celiac hay còn có tên khác là bất dung nạp gluten. Celiac là một bệnh tự miễn khiến cho lớp niêm mạc ruột bị sưng viêm khi ăn những thực phẩm có chứa gluten như lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen. Người bị celiac thường bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến giảm cân, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Bệnh tuyến giáp


Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp là tăng cân. Bệnh nhân bị suy giáp có thể tăng cân nhanh chóng cho dù chế độ ăn không có nhiều thay đổi. Cảm thấy mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Ngoài ra, giảm cân đột ngột không thể giải thích cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có cường giáp.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp là tăng cân


Bệnh Addison


Là tình trạng tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormon cortisol và aldosterone. Bệnh Addison thường dẫn tới hạ huyết áp, mệt mỏi, hoa mắt khi đứng, buồn nôn và da sẫm màu. Khi các tuyến thượng thận không làm việc không hiệu quả người bệnh có thể chán ăn, buồn nôn và giảm cân đột ngột. 

Bệnh Crohn


Bệnh Crohn khiến người bệnh bị tiêu chảy, điều này khiến người bệnh ăn không ngon miệng. Ngoài ra, giảm cân cũng là triệu chứng khá phổ biến của bệnh Crohn. Nếu bạn có những dấu hiệu trên thường xuyên hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Hướng dẫn mẹ cho trẻ ăn sữa chua đúng chuẩn khoa học

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách cho con ăn loại thực phẩm này.

Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ bát cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

Khi bắt đầu cho bé ăn sữa chua, mẹ nên lựa chọn sữa chua dành riêng cho trẻ em.


Không cho trẻ ăn sữa chua khi đói


Thông thường, sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

Nên cho trẻ dùng sữa chua khi nào?


Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua. Tuy nhiên, không cho trẻ ăn quá nhiều. Mùa đông vẫn có thể cho trẻ ăn được sữa chua, nhưng nên ngâm sữa chua vào nước nóng để sữa bớt lạnh trước khi cho trẻ ăn và chọn loại sữa chua nguyên kem cho trẻ là tốt nhất, vì trẻ cần chất béo để phát triển đầy đủ.

Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua cung cấp cho thể khác nhau:

- 6-10 tháng tuổi: 50 g/ngày.

- 1-2 tuổi: 80 g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100 g/ngày.

Trung bình từ 6 tháng – 6 tuổi cần được bổ sung 400 – 600mg canxi/ ngày. 


Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua.

4 điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ


- Cho trẻ dùng sau sữa chua sau bữa ăn

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

Sau bữa tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ. Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua vào buổi tối (tốt nhất là trước 20 giờ).

- Súc miệng ngay sau khi ăn

Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.

- Không nên dùng sữa chua nóng

Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên cho trẻ dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.

- Không dùng chung sữa chua với các loại thuốc

Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

5 thực phẩm dưỡng ẩm làn da mùa lạnh

Da khô là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là khi chúng ta già đi hoặc rơi vào những ngày thời tiết khô lạnh. Những thực phẩm sau sẽ giúp làn da bạn mịn màng hơn trong mùa đông.



Khi đối phó với làn da khô, có nhiều cách để cải thiện làn da, nhưng bổ sung thêm các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống cũng sẽ giúp cải thiện làn da khô của bạn hiệu quả và nhanh hơn.

1. Quả bơ

Quả bơ phòng khô da trong mùa lạnh

Chất béo lành mạnh và các loại dầu từ bơ sẽ tăng cường thêm độ ẩm cần thiết và làm cho làn da của bạn mịn màng hơn. Vì vậy, chìa khóa để chữa lành làn da khô của bạn là tăng lượng chất béo lành mạnh như bơ, các loại hạt, dầu ô liu trong chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Dầu dừa


Đây là một chất béo tuyệt vời có thể được sử dụng tại chỗ trên da và trong ăn uống. Dầu dừa có chứa chất chống viêm và có một loạt các lợi ích khác cho da và cơ thể.

Dầu dừa dưỡng ẩm cho làn da trong mùa đông
Dầu dừa kiềm chế cảm giác thèm ăn đường, có thể giúp giảm cân nếu đó là mục tiêu của bạn. Thêm dầu dừa vào một ly sinh tố, hoặc sử dụng nước cốt dừa để nấu ăn giúp tăng cường sức khỏe cho da.

3. Trà thảo mộc


Bạn có thể đã biết nên uống đủ nước để làm ẩm làn da khô của bạn, và đó là sự thật. Nhưng bạn cũng có thể tăng cường độ ẩm của làn da với thức uống chứa các loại thảo mộc không chứa caffein.

Trà thảo mộc giúp làn da mịn màng hơn

Một thức uống có chứa chất chiết xuất từ hoa hồng và cúc vạn thọ (calendula) đặc biệt hữu ích cho da khô vì do tính làm ẩm và đặc tính chữa bệnh của các loại thảo mộc này.

4. Cá hồi


Cá hồi cung cấp omega-3 cho làn da, giúp giảm viêm cho da

Các chất béo Omega-3 trong cá hồi giúp giảm viêm trong cơ thể, và cũng có thể làm giảm viêm và giảm mẩn đỏ trên da. Những người ăn chay có thể tìm thấy chất béo Omega-3 trong hạt lanh và quả óc chó.

5. Các chế phẩm sinh học probiotic


Chúng ta biết rằng sức khỏe đường ruột là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe cho da. Thay vì mua chế phẩm sinh học đắt tiền, hãy thử làm phiên bản của riêng bạn. Các chế phẩm sinh học có thể làm từ dưa cải bắp, sữa chua và nhiều thực phẩm khác.


Sản phẩm lên men probiotic tự làm ở nhà cũng giúp tránh khô da

 Rõ ràng, thực phẩm có một vai trò quan trọng trong làm hồi phục làn da khi bị chứng da khô. Ngoài ra, một tinh thần thoải mái, thể dục đều đặn, không uống rượu bia, không hút thuốc...và thực hiện một lối sống lành mạnh là những hỗ trợ đắc lực cho một làn da đẹp.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

7 nguyên nhân khiến bạn dễ suy giảm trí nhớ khi về già

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ như tuổi tác, di truyền,… Bên cạnh đó, vẫn có những yếu tố ít khi được chú ý nhưng lại làm tăng cao nguy cơ mất trí ở người già.

Một số yếu tố ít được chú ý có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người già


Ô nhiễm không khí


Một nghiên cứu đầu năm 2017 cho thấy, những phụ nữ lớn tuổi sinh sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao (tập trung các hạt vật chất nhỏ dễ bị hít sâu vào phổi) có tới 92% khả năng phát triển bệnh mất trí so với những người sống trong các khu vực có không khí trong lành. Khi hít phải những hạt vật chất nhỏ, chúng có thể thâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm, từ đó làm tăng cao nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Ngủ kém


Những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ,… có thể bị tích tụ các protein liên quan tới bệnh Alzheimer trong não. Tập thể dục có thể giúp giảm bớt sự tích tụ các protein này, tuy nhiên cải thiện chất lượng giấc ngủ mới là biện pháp tốt nhất giúp não bộ khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ khi về già.

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ khi về già


Khứu giác kém


Một nghiên cứu năm 2016 công bố trên Tạp chí Annals of Neurology cho thấy, những người gặp khó khăn khi xác định các mùi hương như tinh dầu bạc hà, đinh hương, dâu tây, chanh,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Khứu giác kém có thể là dấu hiệu sớm phát hiện các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson. Trong tương lai, đây có thể là biện pháp không tốn kém giúp xác định những người có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ, từ đó có biện pháp phòng ngừa, điều trị sớm.

Thường xuyên ăn đêm


Thường xuyên ăn đêm không chỉ ảnh hưởng tới cân nặng và hệ tiêu hóa, chúng còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe não bộ của bạn.

Thường xuyên ăn đêm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe não bộ

Các chuyên gia khuyến cáo, để làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ, bạn nên ăn tối sớm và không ăn gì thêm trong vòng 12 tiếng cho tới sáng hôm sau. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng calo tiêu thụ, đồng thời thúc đẩy sức khỏe não bộ bằng cách đốt cháy ketone bodies – một loại xeton giúp thúc đẩy hoạt động não bộ, chống lão hóa tốt.

Chấn động


Với những người có nguy cơ Alzheimer di truyền, các cơn chấn động não (do bị ngã, đập đầu,…) có thể gây thay đổi cấu trúc não bộ, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ. Cụ thể, những người này có ít chất xám trong não hơn so với những người bình thường, từ đó làm tăng cao nguy cơ bệnh mất trí.

Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này có thể được áp dụng trong việc xác định sớm những người trẻ tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.


Cô đơn


Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người già cảm thấy bị cô lập khỏi xã hội có các khối amyloid protein trong não cao gấp 7,5 lần so với những người khác. Dù chưa rõ các triệu chứng suy giảm trí nhớ là nguyên nhân gây ra cảm giác cô đơn, lạc lõng của người già hay ngược lại, các nhà khoa học cho rằng đây là mối quan hệ 2 chiều. Người cao tuổi cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn để làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Tăng huyết áp


Tăng huyết áp không được điều trị khi còn trẻ sẽ làm gia tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ khi về già. Tốt hơn hết, bạn nên nắm rõ các chỉ số về huyết áp, mỡ máu, khối lượng cơ thể,… để phát hiện bất cứ thay đổi nào, cũng như có biện pháp cải thiện chúng để hạn chế nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Top các loại thực phẩm chữa rối loạn kinh nguyệt

Việc chu kỳ hàng tháng không đều khiến nhiều phụ nữ rất mệt mỏi. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể điều trị được chỉ bằng những liệu pháp tự nhiên.

Đu đủ rất tốt cho sức khỏe phái đẹp

1. Ngò tây


Trong thân và lá của ngò tây có chứa hoạt chất apiol và myristicin có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung. Chính vì vậy nên ngò tây được các chuyên gia khuyến khích sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Ngò tây được các chuyên gia khuyến khích sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt. Bạn chỉ cần thêm ngò tây vào các món ăn hoặc uống trà ngò tây đều đặn mỗi ngày để trị dứt điểm chứng rối loạn kinh nguyệt.

2. Cần tây


Cần tây là một nguồn dưỡng chất rất phong phú từ các loại vitamin như A, B1, B2, B6, C, K… đến các chất khoáng như canxi, sắt, kali, selen, kẽm...

Bên cạnh đó, cần tây cũng rất có ích trong nhiều căn bệnh như huyết áp cao, giúp giảm sưng viêm, xoa dịu thần kinh, giảm cholesterol xấu và đặc biệt là chứng kinh nguyệt không đều.

3. Thì là


Y học cổ truyền Ấn Độ từ lâu đã dùng cây và hạt thì là trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ. Thì là còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, bế kinh do thiếu máu, cảm lạnh.
Lá và hạt thì là được sử dụng trong các bệnh liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ.

Lá và hạt thì là được sử dụng trong các bệnh liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ. Thì là có thể dùng dưới dạng nước ép hoặc nước trà đều được.

4. Hạt cỏ cà ri


Bên cạnh tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, hạt cỏ cà ri còn được các chuyên gia khuyên dùng cho các bà mẹ cho con bú vì nó có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh.

5. Đu đủ


Nhờ enzyme papain có trong đu đủ, nó có thể chữa được nhiều loại bệnh như trầm cảm, dễ cáu gắt. Uống nhiều nước ép đu đủ xanh còn giúp tử cung hoạt động tốt, chu kì kinh nguyệt điều hoà hơn.

6. Nước ép lô hội (nha đam)


Nước ép lô hội có thể xoa dịu cơn đau dạ dày, trị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây sẩy thai nên phụ nữ phải cân nhắc trước khi dùng.

7. Lựu


Với lượng chất phytoestrogen dồi dào, quả lựu cũng thường được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng để kích thích tử cung và trị rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài những thực phẩm nói trên, phụ nữ gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt cũng có thể dùng những loại rau củ khác như quế, trà hoa cúc, rễ cây ngưu bàng, hương thảo, xô thơm để cải thiện tình hình.

Tuy nhiên, một vài loại thực phẩm điều trị rối loạn kinh nguyệt nói trên có thể gây sẩy thai. Do đó, phụ nữ cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu áp dụng bất cứ phương pháp nào.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Massage hệ bạch huyết thải độc: Bạn đã thử chưa?

Tương tự như các cơ quan khác trong cơ thể, hệ bạch huyết cũng cần được “thải độc”. Massage lưu dẫn hệ bạch huyết là phương pháp trị liệu tự nhiên nhằm khôi phục lại sự vận động tự nhiên và dòng dịch bên trong cơ thể bạn.

Massage giúp lưu thông hệ bạch huyết và tăng cường miễn dịch

Hệ thống bạch huyết là gì?


Với lượng dịch bạch huyết nhiều gấp 2 lần máu, hệ thống hạch bạch huyết chạy khắp cơ thể để thải độc tố, bài tiết chất thải và các chất không tốt cho sức khỏe khác ở mỗi tế bào. Một chức năng chính của hệ thống bạch huyết là để vận chuyển chất lỏng bạch huyết. Ngoài ra, dịch hạch bạch huyết còn chứa nhiều tế bào bạch cầu rất quan trọng cho hệ miễn dịch. Do đó, hệ thống bạch huyết khỏe mạnh là chìa khóa cho một cơ thể “sạch sẽ”, trẻ lâu, đẹp từ trong ra ngoài.

Tại sao bạn cần phải làm sạch hệ thống bạch huyết? 


Hệ bạch huyết là một trong những phần bị bỏ quên nhiều nhất khi bạn thực hiện quá trình thanh lọc làm sạch cơ thể. Đây là cơ quan giúp bạn chống lại sự tấn công của vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. U lympho là căn bệnh phổ biến được sinh ra từ hệ thống mạch bạch huyết bị nhiễm độc.
Massage giúp hệ bạch huyết hoạt động nhiều hơn


Ngoài ra, massage hệ bạch huyết cũng đem lại nhiều lợi ích:


- Lưu dẫn hệ bạch huyết giảm ứ đọng dịch: Tắc nghẽn dịch có thể xảy ra ở nhiều khu vực như mắt cá chân, chân, cánh tay, bọng mắt… khi hệ bạch huyết bị tắc nghẽn. Massage hệ bạch huyết giúp lưu dẫn hệ bạch huyết và kích thích khả năng dẫn dòng của hệ mạch bạch huyết nhằm lưu thông dịch và giảm bớt sự tích tụ dịch bên trong.

- Tăng khả năng miễn dịch: Hệ bạch huyết hoạt động nhằm tiêu diệt vi khuẩn và virus xâm nhập, do đó cần tăng cường hoạt động của hạch bạch huyết để giúp cơ thể tránh nhiễm bệnh.

Cách massage hệ bạch huyết


Massage lưu dẫn hệ bạch huyết (M.L.D. – Manual Lymphatic Drainage) là một kỹ thuật xoa bóp được thực hiện bởi kỹ thuật viên trị liệu với các động tác kích thích các hạch bạch huyết trên toàn bộ cơ thể. Các thao tác lưu dẫn hệ bạch huyết sử dụng một lực rất nhẹ nhằm kích thích các mạch bạch huyết nằm ngay dưới bề mặt da. Vì các mạch bạch huyết này nhỏ và mảnh, một lực tác động mạnh có thể làm dừng dòng chảy tức thì, do vậy đặt một lực nhẹ nhàng là rất cần thiết. M.L.D. giúp dẫn dòng chảy của bạch huyết khỏi khu vực tắc nghẽn và quay trở lại vòng tuần hoàn bạch huyết trong cơ thể. Hãy đến spa hoặc một trung tâm chăm sóc sức khỏe để được massage giúp giảm đau sưng hạch bạch huyết, cơ bắp hay khớp.

Massage lưu dẫn hệ bạch huyết giúp lưu thông dịch hạch bạch huyết 

Khác với các thao tác massage thư giãn đơn thuần, các động tác M.L.D. đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm chắc vị trí của các hạch bạch huyết và đường đi của các mạch bạch huyết trên cơ thể.

Hướng và thứ tự các thao tác M.L.D. cũng quan trọng không kém các nhịp massage nhẹ nhàng. Đầu tiên các khu vực trên cơ thể nơi có nhiều các hạch bạch huyết tập trung (cổ, nách, hay háng) được kích thích để sẵn sàng tiếp nhận các dịch bạch huyết. Sau đó kỹ thuật viên sẽ bắt đầu, từ khu vực các hạch, đẩy các dịch này bằng những thao tác chậm rãi và nhịp nhàng. Quá trình massage được tiếp tục với các động tác bằng tay của kỹ thuật viên tới các vùng xa hơn các hạch đã được mở, nhưng luôn hướng các dòng chảy bạch huyết về phía các hạch đã được mở.

Ai không nên massage hệ bạch huyết


Không nên massage lưu dẫn hệ bạch huyết nếu bạn đang có nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da hoặc sốt. Nếu bạn bị cục máu đông hoặc bị suy tim, suy thận thì không nên massage hệ bạch huyết vì có thể làm dòng chảy của hệ bạch huyết hoạt động quá nhanh và khiến các bộ phận trên bị suy yếu. Ngoài ra bệnh nhân ung thư cũng không nên massage để tránh sự tăng cường tuần hoàn máu dẫn đến tăng tốc độ sinh trưởng, khuếch tán tế bào ung thư.

Số lượt xem trang